VNTRADE
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Hỏi đáp
  • Quy trình những kẽm cho cột đèn cao áp

Quy trình những kẽm cho cột đèn cao áp

Cột đèn cao áp là phụ kiện không thể thiếu cho hệ thống chiếu sáng đường phố. Để cột đèn cao áp sử dụng bền lâu thì quy trình những kẽm rất quan trọng.

Quy trình những kẽm cột đèn cao áp giúp cho các cột đèn không bị gỉ sét, quy trình này rất phức tạp cần phải có sự tỉ mĩ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình những kẽm cho cột đèn cao áp.

Trong quá Trình Gia Công Trụ đèn Cao áp luôn có một lượng dầu mỡ và các tạp chất bám trên bề mặt các trụ đèn chiếu sáng. Nếu không tẩy rửa hoặc tẩy rửa không triệt để lớp dầu mỡ và tạp chất này, lớp kẽm mạ nhúng nóng sẽ không bám hoặc bám không bền, lớp mạ có màu sắc khác thường. Việc tẩy dầu mỡ và các tạp chất được thực hiện trong bể dung dịch kiềm nguội có thêm chất phụ gia

cot den cao ap

Bước 2: Tẩy rửa Trụ đèn

Mục đích: rửa sạch kiềm (để không trung hòa khi mang qua bể acid) và váng dầu mỡ khỏi chi tiết. Đây là bể nước tràn.

Bước 3: Tẩy rỉ lần 1

Mục đích: Tẩy phần lớn phần rỉ sét trên bề mặt trụ đèn chiếu sáng . Bể này là dung dịch acid clohydric (HCl) trong nước có nồng độ cao và được cho vào một lượng nhỏ chất phụ gia có tác dụng kiềm hãm acid ăn mòn nền thép và hạn chế acid bay hơi.

Bước 4: Tẩy rỉ lần 2

Mục đích: Tẩy triệt để phần rỉ sét còn lại trên bề mặt chi tiết. Bể này là dung dịch acid clohydric (HCl) loảng trong nước và cũng được cho vào một lượng nhỏ chất phụ gia có tác dụng kiềm hãm acid ăn mòn nền thép.

Bước 5: Rửa sạch

Mục đích: Rửa sạch acid và clorua sắt hình thành trong quá trình tẩy rỉ khỏi chi tiết. Đây là bể nước tràn.

Bước 6: Kiểm tra

BTP sau khi tẩy rỉ và rửa sạch tiến hành kiểm tra. Nếu BTP đạt (không còn lớp dầu mỡ, tạp chất và rỉ sét bám trên bề mặt chi tiết) chuyển sang bể hóa chất xử lý. Nếu BTP không đạt (vẫn còn lớp dầu mỡ, tạp chất và rỉ sét bám trên bế mặt chi tiết) thực hiện trở lại bước 1 theo như lưu đồ.

Bước 7: Hóa chất xử lý

Mục đích: Bảo vệ bề mặt chi tiết không bị oxy hóa (tạo rỉ) lại trong quá trình sấy và tăng mức độ thấm ướt của kẽm lên bề mặt chi tiết khi mạ nhúng.

Bước 8: Sấy khô

Nhằm mục đích cho chi tiết bốc phần lớn hơi nước để khi dìm chi tiết vào bể nhúng kẽm không bị bắn tung tóe và bước sấy khô còn nhằm mục đích gia nhiệt sơ bộ cho chi tiết trước khi chuyển sang nhúng kẽm.

Bước 9: Nhúng kẽm Trụ

Nhúng dìm chi tiết vào trong bể kẽm có nhiệt độ và thành phần thích hợp để kẽm khuếch tán và bám cơ học vào chi tiết với độ dày nhất định .

Bước 10: Làm nguội trụ đèn

Nhằm mục đích tạo cho lớp kẽm phủ trên bề mặt chi tiết có tổ chức tế vi thích hợp, do đó lớp phủ bền hơn và bóng sáng hơn. Đây là bể nước tràn.

Bước 11: Dung dịch thụ động

Nhằm mục đích tạo độ bám chặt lớp kẽm phủ trên bề mặt sản phẩm. Tăng khả năng chịu lực va đập, bền vững của lớp mạ (nâng cao độ không bong tróc của lớp kẽm phủ trong môi trường tự nhiên)

Bước 12: Kiểm tra thành phẩm

Sản phẩm sau khi nhúng kẽm được tiến hành kiểm tra độ bám dính, chiều dày lớp mạ, màu sắc… Nếu sản phẩm đạt tiến hành nhập kho thành phẩm. Nếu sản phẩm không đạt thực hiện lại bước 1 theo như lưu đồ.