Muốn tự tay dỗ cho bé ngủ, tôi phải bế con lên tầng 5, bởi nếu quá 15 phút bé chưa ngủ, bà nội cháu sẽ đòi ru nó, kèm theo câu nói: "Bà dỗ thì mươi phút là ngủ ngay". Buổi chiều khi đi làm về, tôi lại lo cơm nước, dọn dẹp, và ông bà chẳng cần để ý đến chuyện tạo điều kiện cho tôi chơi và chăm sóc bé.
From: Le Thi Y Nhi
Sent: Thursday, October 04, 2007 1:59 PM
Subject: O trong chan moi biet chan co ran
Gửi Lam Phương,
Thực sự tôi không có ý định viết lên đây chuyện của tôi với bố mẹ chồng, bởi vì những chuyện bất hoà giữa con dâu và nhà chồng thực sự chỉ xuất phát từ khi đứa trẻ ra đời và xoay quanh những chuyện "lặt vặt". Nhưng cho tôi hỏi một điều, không biết Lam Phương đã có gia đình hay chưa, có sống chung với bố mẹ chồng không? Bản thân bạn là người thế nào, và bố mẹ chồng bạn là người thế nào?
Nếu như bạn là đàn ông, hoặc là nữ chưa có gia đình, hoặc có gia đình rồi nhưng lại ở riêng, thì ý kiến của bạn cực kỳ phiến diện, bởi như người ta nói: "Ở trong chăn mới biết chăn có rận". Còn nếu bạn sống cùng với bố mẹ chồng yêu thương con dâu và cháu một cách đúng mực thì quá tuyệt vời, xin thành thật chúc mừng bạn.
Đọc ý kiến của bạn, tôi hoàn toàn có thể hiểu được là bạn chưa ở vào vị trí của họ (và cũng là của tôi). Vậy làm sao bạn có thể thông cảm với họ được. Còn cá nhân tôi và rất nhiều cô con dâu khác, xin đảm bảo với bạn đã tìm thấy sự cảm thông và chia sẻ khi đọc những bài viết của họ trên mạng.
Còn chuyện của tôi cũng tương tự như của chị Nhi và chị Hương, rất nhỏ nhặt và hàng ngày xảy ra kể từ khi tôi có em bé, nhưng lâu dần tích gió thành bão. Đến nay cháu bé của tôi đã được 3 tuổi rưỡi, và nếu như tôi không có giải pháp tạm thời (có sự đồng ý của chồng) là tạm về nhà ngoại từ lúc cháu hơn 2 tuổi cho tiện việc học hành của bé thì đến bây giờ con của tôi sẽ trở thành đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ nặng, chỉ biết đến ông bà nội, bố mẹ chẳng có ý nghĩa gì với cháu.
Tất cả là do xuất phát từ sự quá mức thương yêu và chiều chuộng của ông bà với cháu. Xin hãy đọc lại bài "Mẹ chồng tranh con của tôi", cách xử sự của mẹ chồng tôi giống y như người bà trong câu chuyện đó. Và còn rất nhiều, nhiều chuyện nữa khiến cho tôi bị stress kinh khủng khi sống cùng với ông bà.
Mặc dù rất biết ông bà vất vả với cháu và cũng xuất phát từ sự thương yêu cháu, nhưng tình thương yêu ấy cũng rất ích kỷ. Nếu như tôi có việc phải đi xa cháu, khi hỏi thăm cháu có nhớ mẹ, có quấy ông bà không, câu trả lời luôn luôn là "không vấn đề gì, cháu chơi ngoan...". Nghĩa là không bao giờ ông bà thừa nhận tình cảm của cháu dành cho mẹ (mặc dù tôi thừa biết không phải vậy).
Thử hỏi ở địa vị người mẹ, bạn có bị tổn thương không? Trước kia khi ở với ông bà, trước mặt hàng xóm, khách khứa, ông bà luôn luôn tự hào khoe rằng thằng bé chẳng cần gì đến mẹ nó, chỉ có bà nội là nhất.
Tôi nhớ có một giai đoạn bé bắt đầu nhận thức được mẹ, khi bà nội đang bế, bé nhao sang mẹ. Còn ngược lại khi mẹ bế, bà có giơ tay ra đón bé cũng quay đi, lúc đó bà cứ thử đi thử lại xem bé có "kiên định" như thế không, cuối cùng bà tỏ ra thất vọng.
Đã có lúc muốn tự tay dỗ cho bé ngủ, tôi phải bế bé lên tận tầng 5, bởi nếu quá 15 phút bé chưa ngủ, thế nào bà cũng lên và đòi ru nó, kèm theo câu nói: "Bà dỗ thì mươi phút là ngủ ngay". Buổi chiều tối khi đi làm về, tôi lại lo cơm nước, dọn dẹp, và ông bà chẳng cần để ý đến chuyện tạo điều kiện cho tôi chơi và chăm sóc bé.
Đến khi bé gần 2 tuổi, vì ông bà quá chiều và giữ gìn, bé nhút nhát và tự kỷ kinh khủng, thậm chí khách đến nhà bé cũng khóc và phải cho vào trong buồng, còn chuyện ra ngoài đường phố hoặc đến nhà ai đó chơi là chuyện không thể xảy ra, bởi bé khóc suốt. Tôi nhìn sự phát triển lệch lạc của con mình cảm thấy vô cùng lo lắng và bất lực.
Cuối cùng, tôi phải phân tích dần dần cho chồng hiểu. Thật may mắn chồng tôi cũng nhận ra điều đó và đồng ý chuyển lên nhà ngoại cho cháu đi học sớm. Đến nay, cháu đã hết hẳn chứng tự kỷ, tuy nhiên tính nhút nhát vẫn phải khắc phục nhiều.
Với sự chăm sóc giáo dục của ông bà ngoại và vợ chồng tôi, giờ đây cháu ý thức rõ rệt tầm quan trọng của cha mẹ đối với mình. Tôi thật hạnh phúc khi nghe cháu thỏ thẻ hàng ngày: "Bố, mẹ ơi con yêu bố mẹ lắm", một điều chưa từng có khi cháu còn ở với ông bà nội (cho đến lúc 2 tuổi 3 tháng).
Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong dòng tâm sự của tôi. Tôi chỉ muốn nói rằng, con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Trẻ con rất nhạy cảm và thông minh, nếu không được giáo dục đúng đắn và kịp thời, chúng sẽ phát triển tâm lý một cách lệch lạc và khó uốn nắn. Vì vậy, hãy làm tất cả để con cái thực sự là niềm hạnh phúc cho mỗi bố mẹ.
Phuong pháp chữa bệnh tự kỷ khoa học :http://tuvantretuky.com/2014/06/12/khoi-dau-cho-tre-tu-ky/